Bảo vệ da cho người lao động

Bảo vệ da cho người lao động

Bảo vệ da chịu tác dụng trực tiếp tại chỗ và toàn thân của các yếu tố độc hại trong môi trường lao động. Bảo vệ da là ngăn chặn, phòng ngừa, cách lý giữa da và các yếu tố độc hại bằng quần áo, giày ủng, găng tay, khăn trùm, vvv.

1. Quần áo cách ly: 

Những công việc không tiếp xúc với độc hại có thể dùng quần áo thông thường, khi tiếp xúc với độc hại phải mặc quần áo cách ly, ví dụ:

+ Các chất độc ở dạng khác nhau.

+ Các chất ăn mòn, phá hủy.

+ Nhiệt độ cao và bức xạ nhiệt.

+ Môi trường ẩm ướt.

+ Các chất dễ gây dính, làm bẩn vv…

+ Đáp ứng các yêu cầu sinh lý của cơ thể (thoáng mát, giữ được nhiệt, ít thấm ẩm , nhẹ, mềm mại, dễ làm sạch…)

+ Có tác dụng phòng hộ đối với các yếu tố độc hại.

+ Có đủ loại nguyên vật liệu đáp ứng cho từng yêu cầu công việc tiếp xúc như vải bông, da, cao su, amian, các loại vải nhân tạo hoặc tổng hợp…

a. Quần áo chống ăn mòn, phá hủy

Đặc biệt chống các axit, kiềm… ngày nay thường dùng quần áo may bằng vải tổng hợp, chất dẻo, có thể dùng quần liền áo. Cũng có thể dùng nỉ và cao su, hoặc nỉ và nylon… Chống kiềm có thể dùng các loại tương tự như cao su.

b. Quần áo chống dung môi hoặc chất độc lỏng

Chủ yếu bằng vải không thấm, không hấp thụ và giảm bớt diện tích da.

c. Quần áo chống bụi

Dùng loại vải dệt dày khít để bụi khó lọt qua và loại vải bụi khó bám dính.

Có thể dùng mũ trùm che được cả cổ.

d. Quần áo chống nóng và bức xạ nhiệt

Vải bông có tác dụng tốt, may rộng, không bó sát người, tạo một khoảng trống giữa da và quần áo để lưu thông không khí cho da.

Chống bức xạ nhiệt cần lưu ý không để da hở tiếp xúc với bức xạ nhiệt.

e. Quần áo chống lửa

Tiếp xúc với lửa hoặc nhiều tia lửa, dùng vật liệu amian may quần áo, găng, ủng cách nhiệt và chỉ dùng khi làm việc trực tiếp.

Tiếp xúc với nhiệt độ cao và tia lửa cần dùng quần áo đặc biệt, vải được tẩm hóa chất như amoni sunfat, amoni photphat, axit boric, natri borat.

f. Quần áo chống ẩm

Dùng vật liệu không thấm nước.

2. Găng tay, bao tay

Dùng vật liệu làm găng tay, tùy theo công việc, tương tự như để may quần áo. Găng tay phải thích hợp cho cá nhân người dùng và thuận tiện, đủ dài để bảo vệ một phần cẳng tay.

3. Giày, ủng

Tùy môi trường lao động và công việc mà có trang bị thích hợp bằng các loại giày khác nhau ví dụ:

+ Nơi có tia lửa bắn ra phải dùng giày da cao cổ, ống quần trùm ra ngoài.

+ Nơi trơn ướt phải dùng giày có đế chống trơn trượt.

+ Nơi có nguy có truyền điện ở chân phải dùng ủng cách điện.

+ Nơi có rung phải dùng giày có để chống rung.

4. Kem bảo vệ da

Sử dụng các loại kem bảo vệ da thích hợp nhưng trước hết kem đó phải vô hại với da.

(Nguồn tin: Theo cuốn " Vệ sinh lao động", NXB Khoa học kỹ thuật, 2010)

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
Đánh giá của bạn:
*
*
*
 Captcha

Số lần xem: 3868

CÔNG TY CỔ PHẦN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM

Địa chỉ: Số 9-11 Đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM

Tel: (028)66851638

Hotline: 0908.067.408 -  0974.183.742

Email: Thonguyen@antoanmiennam.com
            Ngan.ntd@antoanmienam.com

Website: quantracmoitruonglaodong.com

Đội Ngũ Hỗ Trợ