Theo Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 và nghị định 44/2016/NĐ-CP, tất cả công ty, doanh nghiệp, nhà máy, nơi có người lao động đang làm việc đều phải thực hiện quan trắc môi trường lao động. Hiểu được nhu cầu thiết thực đó, Công ty Cổ phần Sức khỏe Môi trường Miền Nam (SEH) hỗ trợ tư vấn và cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động tại các công ty, doanh nghiệp, nhà máy với chi phí hợp lý giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian và tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành.

Công ty Cổ phần Sức khỏe Môi Trường Miền Nam được Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cấp chứng nhận đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động theo Công văn số 2351/SYT-NYY ngày 06/05/2021 và Cục quản lý môi trường y tế cũng đã công bố trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế theo công văn số 317/MT-LĐ ngày 03/06/2021.

Đội ngũ nhân sự, kỹ thuật viên đo kiểm môi trường đều giàu kinh nghiệm, có chuyên môn, được đào tạo bài bản và có chứng chỉ quan trắc môi trường lao động đầy đủ do cơ quan chức năng cấp. Ngoài ra, công ty cũng trang bị các thiết bị, máy móc đo kiểm môi trường mới, hiện đại và được hiệu chuẩn đầy đủ. Vì vậy đến với dịch vụ của chúng tôi, quý khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ và đáp ứng quy chuẩn pháp luật hiện hành.

Nhằm giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về quan trắc môi trường lao động, chúng tôi xin được tóm tắt các nội dung, thông tin sơ lược về quan trắc môi trường lao động như sau:

1. Quan trắc môi trường lao động là gì?

Quan trắc môi trường lao động là hoạt động đo lường, kiểm tra, giám sát các yếu tố cụ thể bao gồm vi khí hậu, vật lý, bụi, hóa học, sinh học, tâm sinh lý... Địa điểm và thời gian khảo sát được xác định trong hồ sơ vệ sinh lao động của doanh nghiệp. Kết quả giám sát sẽ giúp doanh nghiệp biết được hiện trạng nơi làm việc, phát hiện những yếu tố chưa đạt hoặc có khả năng không có giải pháp và có biện pháp khắc phục, phòng ngừa kịp thời.

Theo luật an toàn vệ sinh lao động 2015, quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

2. Tại sao cần phải quan trắc môi trường lao động?

Một số nguyên do chính mà doanh nghiệp cần quan tâm khi tiến hành đo kiểm môi trường lao động

  • Đáp ứng quy định của pháp luật (Luận an toàn vệ sinh lao động 2015, Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Nghị định 39/2016/NĐ-CP, Thông tư 16/2016/BYT)
  • Làm ISO, đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn của khách hàng.
  • Phát hiện và đánh giá các yếu tố có hại trong môi trường lao động, từ đó đề xuất các biện pháp cải thiện, giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp.
  • Tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kỳ hàng năm cho người lao động
  • Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động tiếp xúc với các yếu tố độc hại theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, sự thoải mái chung ở nơi làm việc, một số ngành, chẳng hạn như cơ sở sản xuất có thể cần quan trắc môi trường lao động để cảnh báo cho người lao động biết cách phòng tránh rủi ro khi làm việc. Điều này ngăn cản việc tiếp xúc kéo dài với các điều kiện môi trường có thể gây ra thiệt hại không thể khắc phục cho sức khỏe.
Tối ưu hóa hoạt động để đạt hiệu quả và an toàn

  • Giám sát môi trường cho phép các công ty quan sát các điều kiện thay đổi tại chỗ, giảm nguy cơ hỏng hóc thiết bị và tai nạn
  • Giảm thiểu tác động đến môi trường của công ty
  • Các khu công nghiệp có thể theo dõi ô nhiễm hoặc lượng carbon thải ra để tìm cách giảm thiểu nó
  • Nhu cầu quan trắc môi trường lao động là rất lớn, điều này thu hút sự chú ý đến tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe của người lao động. Mọi nơi làm việc đều có trách nhiệm đối với người lao động của mình và điều quan trọng là phải nhận thức rõ trách nhiệm này.
  • Người lao động tương lai sẽ sáng suốt hơn khi nói đến môi trường làm việc. Họ ít hài lòng hơn khi phải chịu đựng những điều kiện không phù hợp với giá trị và niềm tin của họ về nơi làm việc hiện đại. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp phải thực hiện quá trình chuyển đổi theo hướng hướng tới sức khỏe.

3. Các quy định pháp lý nào về quan trắc môi trường lao động?

Quan trắc môi trường lao động là một chiến lược chủ động nhằm ngăn ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp bằng cách xác định những thiếu sót trong quy trình, dù là quy trình quản lý, thực hành công việc, hệ thống làm việc, việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý hay các thỏa thuận khẩn cấp và bảo vệ cá nhân.

  • Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13.
  • Nghị định 44/2016/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
  • Nghị định 39/2016/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của luật an toàn vệ sinh lao động.
  • Thông tư 19/2016/TT-BYT về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Nghị định 28/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi nước ngoài theo dạng hợp đồng.

4. Các đối tượng nào cần phải quan trắc môi trường lao động?

Quan trắc môi trường lao động là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động làm việc trực tiếp tại trụ sở của doanh nghiệp. Tất cả các cơ quan, tổ chức, công ty, xí nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, bệnh viện, trường học, tất cả các ngành nghề có sử dụng lao động đều phải thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ.

5. Tần suất quan trắc môi trường lao động

Tần suất quan trắc môi trường lao động: 1 lần/năm.

Theo Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, điều 18, khoản 2 có quy định là “đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ y Tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.”

6. Không tiến hành quan trắc môi trường lao động thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Nếu công ty, doanh nghiệp không tiến hành quan trắc môi trường lao động và lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

  • Theo khoản 1, điều 20 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP có quy định “Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao độngđối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật”.
  • Theo khoản 3, điều 26 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP có quy định “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật”.

7. Các chỉ tiêu trong quan trắc môi trường lao động

STT CHỈ TIÊU QUAN TRẮC QUY CHUẨN SO SÁNH
1 Yếu tố vi khí hậu
- Nhiệt độ

- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vi khí hậu – Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.

- Độ ẩm
- Tốc độ gió
- Bức xạ nhiệt
2 Yếu tố vật lý
- Ánh sáng

- QCVN 22:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chiếu sáng – Mức cho phép chiếu sáng tại nơi làm việc.

- Tiếng ồn

- QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.

- Rung

- QCVN 27:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc.

- Điện từ trường

- QCVN 21:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điện từ trường tần số cao – Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc.
- QCVN 25:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điện từ trường tần số công nghiệp – Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc.

- Phóng xạ

- Thông tư 19/2012/TT-BKHCN về quy định về kiểm soát bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.

- Bức xạ tử ngoại

- QCVN 23:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bức xạ tử ngoại – Mức tiếp xúc cho phép bức xạ tử ngoại tại nơi làm việc.

3 Yếu tố bụi

- Bụi amiang
- Bụi bông
- Bụi silic (bụi toàn phần, bụi hô hấp, phân tích hàm lượng silic tự do trong bụi)
- Bụi không chứa silic (bụi toàn phần, bụi hô hấp)
- Bụi than (bụi toàn phần, bụi hô hấp)

- QCVN 02:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bụi – Giá trị cho phép tiếp xúc bụi tại nơi làm việc.

4 Yếu tố hơi khí độc

- Hơi khí độc thông thường: CO2, CO, NO2, SO2, CH4, H2S, NH3,…
- Hơi khí độc kim loại: Pb, Zn, Cu, Fe,…
- Hơi kiềm: NaOH
- Hơi khí axit vô cơ: H2SO4, HCl, HNO3, NaOH,…
- Hơi axit hữu cơ: axit Formic, axit Acetic,…
- Hơi dung môi hữu cơ: Hydrocacbon (HC), Toluen, Xylen, Benzen, Aceton, Metyl Etyl Keton (MEK), Cyclohexane, Cyclohexanone, Metylcyclohexane,…

- QCVN 03:2019/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc.
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT.

5 Yếu tố Ecgonomy

- Đánh giá ecgonomy vị trí lao động
- Đánh giá gánh nặng lao động thể lực
- Đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý

- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT.
- Phương pháp OWAS.

6 Yếu tố vi sinh vật

- Vi khuẩn hiếu khí, nấm men, nấm mốc,…

8. Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động

Bước 1: Tư vấn, thu thập thông tin và báo giá

Bước 2: Sắp xếp lịch quan trắc môi trường lao động

Bước 3: Tiến hành quan trắc và lấy mẫu môi trường lao động

Bước 4: Phân tích mẫu quan trắc môi trường

Bước 5: Lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động

Bước 6: Bàn giao báo cáo cho khách hàng

9. Báo cáo quan trắc môi trường lao động

Việc báo cáo quan trắc môi trường lao động nhằm đánh giá chất lượng môi trường, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đến môi trường xung quanh để có biện pháp khắc phục phù hợp. Quan trắc môi trường lao động gồm 2 hồ sơ chính như sau:

  • Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động: theo mẫu 04 Phụ lục III của Nghị Định 44/2016/NĐ-CP
  • Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động: theo Phụ lục 1 của Nghị định 39/2016/NĐ-CP. (Để xem thêm về hồ sơ vệ sinh môi trường lao động tại đây)

10. Thời gian thực hiện quan trắc môi trường lao động

Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, cơ sở lao động phải gửi các báo cáo công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất kinh doanh có trụ sở chính và nơi làm việc việc như sau:

  • Báo cáo Sở Lao động- thương binh và Xã hội về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh an toàn lao động trong báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở;
  • Báo cáo Sở Y tế về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.

11. Tại sao nên chọn đơn vị chúng tôi?

Công ty Cổ phần Sức khỏe Môi Trường Miền Nam được Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cấp chứng nhận đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động theo Công văn số 2351/SYT-NYY ngày 06/05/2021 và Cục quản lý môi trường y tế cũng đã công bố trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế theo công văn số 317/MT-LĐ ngày 03/06/2021.
Công ty Cổ phần Sức khỏe Môi Trường Miền Nam (SEH) là đơn vị cung cấp dịch vụ An toàn – Sức khỏe – Môi trường uy tín và chuyên nghiệp. Công ty chúng tôi luôn mang lại sự yên tâm và hài lòng cho khách hàng về dịch vụ với chi phí hợp lý nhất.

  • Đơn vị có trình độ pháp lý và kỹ thuật về quan trắc môi trường lao động đã được nhiều doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau tin tưởng sử dụng dịch vụ quan trắc. 
  • Đơn vị cam kết cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và phù hợp, trang thiết bị đủ hiện đại, trong điều kiện được bảo trì, hiệu chuẩn theo quy định nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và pháp lý cần thiết.
  • Đội ngũ nhân sự, kỹ thuật viên đo kiểm môi trường đều giàu kinh nghiệm, có chuyên môn, được đào tạo bài bản và có chứng chỉ quan trắc môi trường lao động đầy đủ do cơ quan chức năng cấp. 
  • Ngoài ra, công ty cũng trang bị các thiết bị, máy móc đo kiểm môi trường mới, hiện đại và được hiệu chuẩn đầy đủ. Vì vậy đến với dịch vụ của chúng tôi, quý khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ và đáp ứng quy chuẩn pháp luật hiện hành.

Các thắc mắc về dịch vụ quan trắc môi trường quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay hotline 0974183742 (Ms Ngân) để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!

Trận trọng!

CÔNG TY CỔ PHẦN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM

Địa chỉ: Số 9-11 Đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM

Tel: (028)66851638

Hotline: 0908.067.408 -  0974.183.742

Email: Thonguyen@antoanmiennam.com / Ngan.ntd@antoanmienam.com

Website: quantracmoitruonglaodong.com

Quan trắc môi trường lao động

Quan trắc môi trường lao động

Công ty Cổ phần Sức khỏe Môi trường Miền Nam (SEH) hỗ trợ tư vấn và cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động với chi phí hợp lý giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian và tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành.

Biểu phí quan trắc môi trường lao động

Biểu phí quan trắc môi trường lao động

Biểu phí quan trắc môi trường lao động

CÔNG TY CỔ PHẦN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM

Địa chỉ: Số 9-11 Đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM

Tel: (028)66851638

Hotline: 0908.067.408 -  0974.183.742

Email: Thonguyen@antoanmiennam.com
            Ngan.ntd@antoanmienam.com

Website: quantracmoitruonglaodong.com

Đội Ngũ Hỗ Trợ