KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Công ty Cổ phần Sức khỏe Môi trường Miền Nam (SEH) hỗ trợ tư vấn và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Bất kỳ một dự án nào khi triển khai xây dựng và đi vào hoạt động đều gây ra những tác động đến môi trường xung quanh. Vì vậy Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định cụ thể những dự án, ngành nghề bắt buộc phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường để đánh giá về những tác động của dự án đối với môi trường, đồng thời đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi dự án đi vào hoạt động.
Vậy báo cáo kế hoạch bảo vệ môi trường khác với đánh giá tác động môi trường như thế nào? Những đối tượng, ngành nghề nào phải thực hiện báo cáo này, căn cứ pháp lý, cơ quan tiếp nhận, thời gian thẩm định và quy định xử phạt ra sao? Để quý khách hàng hiểu rõ hơn, chúng tôi xin được tóm lược các quy định về báo cáo qua bài viết sau.
Nếu cần tư vấn cụ thể, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại hoặc hotline 0797793927.
1. Khái niệm kế hoạch bảo vệ môi trường
Kế hoạch bảo vệ môi trường: là báo cáo phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. Hồ sơ này mang tính chất tương tự với báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nhưng khác là quy mô, công suất hoạt động nhỏ hơn.
2. Tại sao cần phải lập báo cáo ĐTM?
- Thực hiện yêu cầu của Luật bảo vệ môi trường, Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
- Thiếu kế hoạch bảo vệ môi trường thì dự án sẽ không được phép hoạt động.
- Dự báo, ngăn ngừa, kiểm soát các tác động của dự án ảnh hưởng đến môi trường.
- Đạt được sự bền vững, phát triển lâu dài giữa sản xuất và bảo vệ môi trường.
3. Căn cứ pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường 55/2014/QH13
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP
- Thông tư 25/2015/TT-BTNMT
4. Đối tượng nào cần phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường?
- Dự án thuộc đối tượng quy định tại cột 5, Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP( thuộc quy mô cấp huyện) và Phụ lục IV, Nghị định 40/2019/NĐ-CP (thuộc quy mô cấp tỉnh).
- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II.
5. Khi nào cần phải lập lại kế hoạch bảo vệ môi trường?
Theo khoản 12, điều 1, Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định:
- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ so với phương án trong kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận;
- Dự án, phương án triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận;
6. Cơ quan tiếp nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
- Ủy ban nhân nhân tỉnh đối với các dự án quy mô cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân quận, huyện đối với dự án cấp huyện;
- Ban quản lý các khu công nghiệp nếu được ủy quyền.
7. Thời gian xác nhận, giải quyết hồ sơ
Theo khoản 12, điều 1, Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định:
- Thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, xác nhận, đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
8. Trường hợp không lập kế hoạch bảo vệ môi trường thì bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 1, 2, 3, điều 11, Nghị định 155/2016/NĐ-CP:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận và do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều này: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
9. Quy trình thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường
STT | QUY TRÌNH | THỜI GIAN (dự kiến) |
1 | Nhận thông tin, yêu cầu cung cấp hồ sơ/ tài liệu, chuẩn bị khảo sát | 1 ngày |
2 | Khảo sát hiện trạng | 1 ngày |
3 | Viết báo cáo | 2 ngày |
4 | Nộp hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường đến cơ quan có thẩm quyền | 10 ngày |
5 | Chỉnh sửa báo cáo (nếu có) | 2 ngày |
6 | Trình nộp lại báo cáo (nếu có chỉnh sửa) | 10 ngày |
7 | Nhận giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường |
Để được tư vấn thêm, quý khách hàng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM
Địa chỉ : Số 9-11 Đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại : (028) 6685 1638
Hotline 1 : 0908067408
Hotline 2 : 0974183742
Email : huyen.nv@seh.vn hoặc admin@seh.vn
Số lần xem: 813