- 1. Phân loại lao động theo điều kiện lao động là gì?
- 2. Đối tượng lao động được phân làm mấy loại?
- 3. Khi nào thực hiện phân loại lao động theo điều kiện lao động?
- 4. Tại sao phải thực hiện phân loại lao động?
- 5. Lợi ích của việc phân loại?
- 6. Phương pháp đánh giá
- 7. Tổng hợp kết quả đánh giá
- 8. Quy định phân loại lao động theo điều kiện lao động
- 9. Thời gian và đối tượng thực hiện
- 10. Đơn vị cung cấp dịch vụ phân loại lao động tại Việt Nam
- 11. Quy định xử phạt
Điều kiện lao động có nhiều yếu tố và vấn đề khác nhau được thể hiện bằng các công cụ, phương tiện lao động, môi trường lao động, đối tượng lao động, quy trình lao động và các điều khoản và điều kiện làm việc của người lao động. Đồng thời có thể tác động đến sức khỏe và sự an toàn cũng như tinh thần và năng suất làm việc của người lao động đến lợi nhuận người sử dụng lao động. Cùng công ty cổ phần Sức Khỏe Môi trường Miền Nam tìm hiểu về phân loại lao động theo điều kiện lao động và dịch vụ này nhé!
1. Phân loại lao động theo điều kiện lao động là gì?
Phân loại lao động theo điều kiện lao động là hoạt động phân loại, xác định các ngành nghề, công việc có các điều kiện lao động khác nhau dựa trên các điều kiện lao động mà công nhân phải đối mặt dựa trên phương pháp và quy định của pháp luật.
- Điều kiện lao động gồm: công việc phải làm, thời gian làm việc ( giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi và lịch làm việc), tiền lương ( lương thưởng, trợ cấp, phúc lợi), cơ hội thăng tiến phát triển, điều kiện về an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, vệ sinh lao động và định mức lao động đối với người lao động.
- Điều kiện lao động thường là yếu tố quyết định tìm kiếm công việc trong tương lai. Người lao động có quyền tìm kiếm những công việc dựa trên những điều kiện và môi trường cũng như phúc lợi được hưởng. Chính vì vậy các doanh nghiệp mong muốn thu hút người lao động có kinh nghiệm cao và hiểu biết thường cạnh tranh để đưa ra điều kiện làm việc tốt nhất.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH có các loại điều kiện lao động như sau:
- Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III là Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm.
- Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV là Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI là Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Đối tượng lao động được phân làm mấy loại?
Đối tượng lao động là những vật liệu có sẵn trong tự nhiên mà những lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích.
Đối tượng lao động gồm 2 loại:
- Loại thứ nhất: Đối tượng lao động là những loại vật liệu có sẵn trong tự nhiên ( gỗ, than đá, khoáng sản, các loại hải sản. Những phần này sẽ được tách ra khỏi chủ thể tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của con người. Những đối tượng lao động này thường được sử dụng ở các ngành công nghiệp là chính, như công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến hải sản,…
- Loại thứ hai: Đối tượng lao động là những loại thành phần đã qua tác động của con người và tiếp tục được sử dụng làm đối tượng lao động để tạo ra thành phẩm còn được gọi là nguyên vật liệu để phục vụ nhu cầu đời sống.
3. Khi nào thực hiện phân loại lao động theo điều kiện lao động?
Khoản 1 Điều 10 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định việc phân loại điều kiện lao động phải thực hiện tối thiểu 01 lần trong vòng 05 năm. Người sử dụng lao động thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu và khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động.
4. Tại sao phải thực hiện phân loại lao động?
Điều kiện lao động tại một số nơi làm việc của các cơ sở, công ty phải được phân loại lao động để đưa ra đánh giá và mức độ xếp loại. Các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến người lao động như: vi khí hậu, bụi, hơi khí độc, mức nặng nhọc, cường độ lao động phải được xem xét một cách tổng hợp, đưa ra những ảnh hưởng của các yếu tố để có kết quả phù hợp
Việc thực hiện phân loại lao động theo điều kiện lao động nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ dành cho người lao động khi làm những công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra việc thực hiện phân loại lao động là sự cần thiết đối với các doanh nghiệp nhằm tuân thủ pháp luật lao động, tạo ra sự công bằng đối với người lao động, an toàn tại nơi làm việc cũng như tránh các vấn đề về pháp lý.
5. Lợi ích của việc phân loại?
Lợi ích của việc phân loại lao động còn giúp cho người sử dụng lao động xác định sớm được các nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe lao động. Từ đó sẽ đưa ra đánh giá và biện pháp để điều chỉnh phù hợp tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, an toàn và chuyên nghiệp.
6. Phương pháp đánh giá
Căn cứ Điều 6 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH việc thực hiện đánh giá, xác định điều kiện lao động theo quy trình như sau:
Xác định tên nghề, công việc cần đánh giá, xác định điều kiện lao động.
Đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động.
Bước 1: Xác định các yếu tố có tác động sinh học đến người lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH
Bước 2: Lựa chọn ít nhất 06 (sáu) yếu tố đặc trưng tương ứng với mỗi nghề, công việc. Các yếu tố này phải bảo đảm phản ánh đủ 3 nhóm yếu tố trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định
Bước 3: Chọn 01 (một) chỉ tiêu đối với mỗi yếu tố đặc trưng đã chọn tại Bước 2 để tiến hành đánh giá và cho điểm, trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Thang điểm để đánh giá mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của từng yếu tố là thang điểm 6 (sáu) quy định tại Phụ lục I. Mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm càng lớn thì điểm càng cao.
- Thời gian tiếp xúc của người lao động với các yếu tố dưới 50% thời gian của ca làm việc thì điểm số hạ xuống 01 (một) điểm. Đối với hóa chất độc, điện từ trường, rung, ồn, bức xạ ion hóa, thay đổi áp suất, yếu tố gây bệnh truyền nhiễm thì điểm xếp loại hạ xuống 01 (một) điểm khi thời gian tiếp xúc dưới 25% thời gian của ca làm việc.
- Đối với các yếu tố quy định thời gian tiếp xúc cho phép thì hạ xuống 01 (một) điểm nếu thời gian tiếp xúc thực tế khi làm việc dưới 50% thời gian tiếp xúc cho phép.
- Đối với những yếu tố có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu (từ 02 chỉ tiêu trở lên) để đánh giá thì chỉ chọn 01 chỉ tiêu chính để đánh giá và cho điểm; có thể đánh giá các chỉ tiêu khác nhằm tham khảo, bổ sung thêm số liệu cho chỉ tiêu chính.
Bước 4: Dựa vào đánh giá kết quả để tiến hành tính điểm trung bình các yếu tố.
7. Tổng hợp kết quả đánh giá
Phiếu ghi tổng hợp đánh giá điều kiện lao động
Bảng tổng hợp đề xuất phân loại
8. Quy định phân loại lao động theo điều kiện lao động
- Điều 22 Khoản 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động không thực hiện việc đánh giá điều kiện lao động.
- Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH quy định về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định về phương pháp đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động.
9. Thời gian và đối tượng thực hiện
Thời gian thực hiện phân loại phải thực hiện tối thiểu 01 lần trong 5 năm và được quy định với các đối tượng sau:
- Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Tổ chức thực hiện đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động.
- Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động.
10. Đơn vị cung cấp dịch vụ phân loại lao động tại Việt Nam
Để đảm bảo kết quả đánh giá phân loại lao động được chính xác thì chúng ta cần tìm một đơn vị đánh giá uy tín với các tiêu chí sau:
- Có đầy đủ giấy phép, chức năng An Toàn Lao Động
- Có quy trình đánh giá rõ ràng, chính xác theo quy định của Nhà nước
- Có nguồn nhân lực với kinh nghiệm cao cùng với trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho việc đánh giá
Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ phân loại lao động uy tín là điều hết sức quan trọng, nó đảm bảo độ tin cậy cũng như sự an toàn của người lao động trong quá trình làm việc. Việc thực hiện đánh giá phân loại còn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các quy định của nhà nước, mang tính minh bạch trong lao động, nâng cao uy tín của mình trên thị trường.
11. Quy định xử phạt
Theo Khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động sẽ phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện chế độ cho người lao động.
Công ty cổ phần Sức khỏe Môi trường Miền Nam là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ phân loại lao động theo điều kiện lao động uy tín và chất lượng hiện nay, chúng tôi sẽ mang đến dịch vụ phân loại phù hợp nhất đến với khách hàng.
Lý do nên chọn chúng tôi để phục vụ đánh giá:
- Công ty là đơn vị được cấp phép quan trắc môi trường
- Sở hữu các chuyên viên, kỹ thuật viên được đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực quan trắc môi trường sẽ mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp
- Có đầy đủ trang thiết bị hoạt động đánh giá chính xác
- Có đầy đủ quy trình, phương pháp đánh giá rõ ràng, chuẩn xác
- Tư vấn viên có sự am hiểu sâu về lĩnh vực, tư vấn nhiệt tình, chu đáo
- Biểu phí đánh giá phân loại phù hợp với doanh nghiệp.
Với các thông tin trên đây hy vọng sẽ cung cấp sự hiểu biết đầy đủ hơn cho quý doanh nghiệp về hoạt động này và dịch vụ phân loại lao động theo điều kiện lao động tại công ty. Hiện tại, đơn vị chúng tôi đang triển khai dịch vụ trên cả nước, nếu quý khách có nhu cầu hãy liên hệ ngay hotline để được tư vấn nhanh nhất nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM Địa chỉ: Số 9-11 Đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM Tel: (028)66851638 Hotline: 0908.067.408 - 0974.183.742 Email: Thonguyen@antoanmiennam.com / Ngan.ntd@antoanmienam.com Website: quantracmoitruonglaodong.com
Số lần xem: 267