Căn cứ Luật An toàn, Vệ sinh lao động; nghị định 44/2016/NĐ – CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động. Căn cứ vào nhu cầu đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ, công nhân viên, người lao động của tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị với các ngành nghề trên cả nước.
ĐỐI TƯỢNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
- Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng ban, chi nhánh trực thuộc; phục trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật, quản đốc phân xưởng hoặc tương đương.
- Cấp phó của người đứng đầu theo quy định được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN
- Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở;
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa.
THỜI GIAN HUẤN LUYỆN
- Huấn luyện lần đầu: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra
- Huấn luyện khi chuyển đổi công việc: Đối tượng đã được huấn luyện, khi chuyển từ công việc này sang công việc khác, khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ thì trước khi giao việc phải được huấn luyện nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới và được cấp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện mới.
- Huấn luyện lại: Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động phải được huấn luyện lại các nội dung theo quy định. Thời gian huấn luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
- Huấn luyện định kỳ: Định kỳ 2 năm một lần kể từ ngày Chứng nhận huấn luyện có hiệu lực, người thuộc nhóm 1 phải tham dự khóa huấn luyện định kỳ để được cấp đổi Chứng nhận huấn luyện mới tại Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện.
Số lần xem: 1180