Quy định về vệ sinh an toàn lao động

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là yêu cầu quan trọng nhất của công tác bảo hộ lao động. Nếu không thiết lập được môi trường lao động thuận lợi, hạn chế đến mức thấp nhất sự tồn tại của các yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại trong quá trình sản xuất, nguy cơ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ luôn đe dọa tính mạng, sức khỏe người lao động. Trong bài viết này, Lawkey xin thông tin tới bạn đọc quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Vệ sinh an toàn lao động

 

1. Tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động

Có hai loại tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động, đó là tiêu chuẩn cấp nhà nước (áp dụng đối với mọi đơn vị sử dụng lao động) và tiêu chuẩn cấp ngành (áp dụng trong phạm vi mỗi ngành kinh tế kĩ thuật do đặc thù riêng của ngành đó chi phối).

 Tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động cấp nhà nước do Bộ khoa học và công nghệ nghiên cứu, xây dựng và ban hành (có sự phối hợp tham gia của các cơ quan chức năng như Bộ lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ y tế, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam). Tính đến thời điểm hiện nay, Nhà nước đã thông qua và ban hành hệ thống tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động, được áp dụng trong nhiều ngành kinh tế kỹ thuật khác nhau. Trước đây, các tiêu chuẩn này được gọi chung là các “quy phạm nhà nước” như: quy phạm nhà nước về thiết bị áp lực, quy phạm nhà nước về thiết bị nâng,… Hiện nay, các quy phạm này được gọi chung là “tiêu chuẩn Việt Nam”, chẳng hạn như tiêu chuẩn Việt Nam về hệ thống lạnh, tiêu chuẩn Việt Nam về các thiết bị chịu áp lực,…

 Tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động cấp ngành do các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xây dựng, ban hành, hướng dẫn áp dụng tại các đơn vị sử dụng lao động trong phạm vi ngành đó. Chẳng hạn, đối với đơn vị sử dụng lao động hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế, thì việc áp dụng tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động đối với đơn vị sử dụng lao động này sẽ được căn cứ theo tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động của Bộ Y tế xây dựng, ban hành, hướng dẫn áp dụng. Mục đích của việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn lao động là hạn chế khả năng phát sinh tai nạn lao động. Việc ban hành tiêu chuẩn an toàn lao động phải có sự tham gia của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội. Mục đích của việc áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh lao động là hạn chế tỉ lệ người lao động mắc bệnh nghề nghiệp. Việc ban hành các tiêu chuẩn vệ sinh lao động phải có sự tham gia của Bộ Y tế.

2. Thực hiện tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động

Việc thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Điều 136 Bộ luật lao động 2012. Theo đó, người sử dụng lao động căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn lao động, vệ sinh lao động để xây dựng nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc. Tính chất bắt buộc thực hiện của loại quy phạm về an toàn, vệ sinh lao động đã thể hiện tầm quan trọng đặc biệt của nó trong việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động.

Bên cạnh việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động có tính chất bắt buộc nêu trên, để đảm bảo thiết lập môi trường lao động thuận lợi.

 Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường;

 Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng;

 Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;

 Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng.

 Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc.

 Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động không chỉ là công việc thuộc về người sử dụng lao động trong đơn vị lao động, mà người lao động cũng cần có trách nhiệm nhất định cùng với người sử dụng lao động đem lại một môi trường lao động thật an toàn và vệ sinh nhất để đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người.

 Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

 Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc.

 Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

Trên đây là nội dung quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động chúng tôi gửi tới bạn đọc mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công Ty TNHH Huấn Luyện An Toàn Kỹ Thuật Miền Nam

Địa Chỉ: Số 65 đường B2, phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. HCM

Ðiện Thoại: 0908067408

Fax: (08)62.690.253

Email: huanluyenantoanmiennam@gmail.com

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
Đánh giá của bạn:
*
*
*
 Captcha

Số lần xem: 649

CÔNG TY CỔ PHẦN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM

Địa chỉ: Số 9-11 Đường D14B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM

Tel: (028)66851638

Hotline: 0908.067.408 -  0974.183.742

Email: Thonguyen@antoanmiennam.com
            Ngan.ntd@antoanmienam.com

Website: quantracmoitruonglaodong.com

Đội Ngũ Hỗ Trợ