Môi trường lao động luôn tiềm ẩn các mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe và tai nạn thương tích, báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế cho thấy trong khoảng thời gian 5 năm từ 2012 – 2017, số mẫu quan trắc môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất trên cả nước không đạt tiêu chuẩn chiếm khoảng 10% trên tổng số 2.452.919 mẫu thực hiện.
Riêng đối với các cơ sở y tế (bao gồm bệnh viện, viện nghiên cứu, viện kiểm nghiệm, các cơ sở sản xuất dược phẩm, sinh phẩm,...) do tính chất đặc thù ngành nghề riêng biệt, nhân viên phải thường xuyên tiếp xúc với các mối nguy cơ vi sinh tiềm ẩn, đặc biệt là HIV/AIDS, lao, SARS, H5N1 cũng như hóa chất độc hại… Đồng thời, nhân viên làm việc tại các bộ phận khoa chẩn đoán hình ảnh, y học hạt nhân, xét nghiệm, giải phẫu bệnh, phòng mổ và kiểm soát nhiễm khuẩn còn bị phơi nhiễm với rất nhiều yếu tố nguy cơ có hại cho sức khỏe như: phóng xạ, điện từ trường, sóng siêu âm, các khí gây mê, hóa chất khử khuẩn và giải phẫu bệnh (formol, xylen, acid, alcohol,...) cũng như các loại hóa chất khác.
Đối với các nhà máy, các cơ sở lao động ngoài ngành y tế thương xuyên tiếp xúc với tiếng ồn (ví dụ nhà máy cơ khí, sản xuất gỗ, sản xuất giấy, sợi, xi măng,...), bụi ( sản xuất gỗ, sản xuất giấy, xi măng,...), nhiệt độ (các công đoạn sử dụng nhiệt, lò hơi, lò đốt,...), hơi dung môi (ví dụ: công đoạn sơn, tẩy, in ấn,...), hơi kim loại (xi mạ, tẩy rỉ,...) Đây là các yếu tố có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, có nguy cơ gây ra các bệnh nghề nghiệp, bệnh ung thư,...
Bên cạnh đó, việc đánh giá yếu tố tiếp xúc vi sinh vật và tâm lý lao động còn chưa được nhiều đơn vị thực hiện. Các tư thế như đứng nhiều, nâng nhấc bệnh nhân, cúi khom để thao tác gây ra các vấn đề về cơ bắp, xương khớp. Đây là những tư thế rất thường gặp ở nhân viên y tế khoa ngoại, nha, tai mũi họng, chỉnh hình, sản phụ khoa cũng như đối với lao công, y công, hộ lý. Từ đây đòi hỏi cần phải có nhiều thiết kế phù hợp để cải thiện điều kiện lao động của nhân viên y tế.
Chính vì vậy, việc thực hiện quan trắc môi trường lao động là một việc làm cần thiết nhằm phát hiện sớm các nguy cơ, kịp thời có biện pháp kiểm soát phòng tránh tai nạn và các bệnh nghề nghiệp là một điều hết sức cần thiết. Đồng thời việc thực hiện quan trắc môi trường lao động nhằm thực hiện đúng các quy định của nhà nước về quan trắc môi trường lao động.
Cơ sở pháp lý yêu cầu thực hiện quan trắc môi trường lao động
Việc thực hiện quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động một mặt giúp kiểm soát các yếu tố nguy hại, bảo vệ sức khỏe nhân viên. Mặt khác, kết quả quan trắc đánh giá mức độ tiếp xúc còn là cơ sở để thực hiện việc chế độ phụ cấp độc hại cho nhân viên theo đặc thù khoa phòng. Bên cạnh đó, việc bắt buộc thực hiện quan trắc còn được quy định tại các văn bản pháp quy sau:
Bộ Luật lao động quy định: người sử dụng lao động có nghĩa vụ bảo đảm các điều kiện môi trường làm việc và an toàn lao động; đồng thời kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động (điều 138).
Mọi chi tiết xui vui lòng liên hệ:
Công Ty TNHH Huấn Luyện An Toàn Kỹ Thuật Miền Nam
Địa Chỉ: Số 65 đường B2, phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. HCM
Ðiện Thoại: 0908067408
Fax: (08)62.690.253
Email: huanluyenantoanmiennam@gmail.com
Số lần xem: 722